27/4D Nguyễn Thị Huê, ấp Đông Lân, xã Bà Điểm, Hóc Môn, TP. HCM (Cạnh Bến xe An Sương)

Bộ nhuộm H&E

Còn hàng
1,960,000
Ưu Đãi
  • Miễn phí Ship cho đơn hàng trên 3.000.000đ.
  • Giao hàng thu tiền tận nơi (COD) toàn quốc.
  • Chế độ bảo hành chu đáo.
Gọi đặt mua: 0934 189 486

Bộ gồm 1 chai Hematoxylin và 1 chai Eosin Y; mỗi chai 473ml

Nhuộm HE trên mẫu da của bệnh nhân
1.1 Nguyên tắc của phương pháp:Đây là phương pháp nhuộm hai màu liên tiếp. Nhuộm nhân theo nguyên tắc tăng dần, nhuộm bào tương theo nguyên tắc giảm dần.
1.2 Bệnh phẩm, dụng cụ, hóa chất:
1.2.1 Bệnh phẩm:

Mảnh mô da đã được cắt mỏng từ khối nến của bệnh nhân.
1.2.2 Dụng cụ:

– Dung dịch cố định bệnh phẩm.

– Cồn (700 , 800, 950 , 1000 ).

– Xylen hay toluen.

– Nước cất 2 lần.

– Parafin.

– Máy đo độ pH điện tử.

– Máy chuyển bệnh phẩm tự động.

– Máy đúc khối parafin.

– Bể dàn bệnh phẩm.

– Máy cắt lát mỏng (microtome).

– Lưỡi dao cắt lát mỏng.

– Máy đúc parafin.

– Tủ ấm 370 và 560.

– Tủ lạnh.

– Điều hòa nhiệt độ.

– Tủ hốt phòng thí nghiệm.

– Nguồn cấp nước chảy.

– Bể nhuộm bằng  Inox hoặc thủy tinh.

– Bể Inox,  thủy tinh đựng cồn, xylen.

– Hộp bằng thép không rỉ đựng parafin.

– Khuôn nhựa.

– Giá đựng tiêu bản (đứng và nằm ngang).

– Cốc đong loại 1000ml, 500ml, 100ml và 50ml.

– Ống hút bằng nhựa, quả bóp cao su hút hóa chất.

– Kẹp không mấu, kéo.

– Giấy lọc.

– Phiến kính, lá kính.

– Bôm Canada hoặc keo gắn lá kính.

– Kính hiển vi 2 mắt để kiểm tra kết quả nhuộm.

– Kính phòng hộ, găng tay các loại, mặt nạ phẫu thuật, áo choàng phẫu thuật.
1.2.3 Hoá chất:

Phẩm nhuộm: Phẩm nhuộm nhân và bào tương có thể mua dạng thương mại, dùng luôn. Nếu không có sản phẩm dùng ngay, có thể pha phẩm nhuộm theo cách thức dưới đây:

a. Hematoxylin Harris :

– Hematoxylin (tinh thể) 1g

– Cồn (etanol) tuyệt đối 10ml

– Alun (ammonium hay potassium) 20g

– Nước cất 200ml

– Oxyt thuỷ ngân (đỏ) 0,5g

* Tiến hành pha :

1. Hoà tan hematoxylin trong cồn.

2. Hoà tan Alun trong nước cất nóng. Đưa ra khỏi lửa và trộn hai dung dịch với nhau.

3. Đun sôi hỗn hợp, kéo bình đun ra khỏi lửa và thêm vào dần oxyt thuỷ ngân.

4. Đun nóng lại, khi hỗn hợp có màu tím sẫm, tắt lửa và nhúng ngay bình đun vào nước lạnh.

5. Khi bình đun lạnh hẳn, thêm 2ml axit acetic lạnh để làm tăng tính nhuộm nhân.

b. Eosine Y : ở Việt Nam thƣờng pha dung dịch 0,5% trong cồn 95o . L.G. Koss pha theo công thức : Eosine Y (CI. No 45830) 16g hoặc 1g Dichromat kali 8g hoặc 0,5g Axit picric (nước bão hoà) 160ml hoặc 10ml Cồn etanol 95o 160ml hoặc 10ml Nước cất 1280 ml hoặc 80ml

– Hoà tan Eosin và dichromat kali vào nước cất, đun nóng nếu cần, sau đó thêm dung dịch Axit picric, cồn
1.3 Kỹ thuật tiến hành:

1. Cố định: Bệnh phẩm lấy ra khỏi cơ thể được đưa ngay vào dung dịch cố định (formol đệm trung tính 10%) với tỷ lệ thể tích dung dịch cố định nhiều gấp 20- 30 lần thể tích bệnh phẩm. Thời gian cố định từ 2-24 giờ tuỳ theo mảnh bệnh phẩm to hay nhỏ. Sau khi cố định, bệnh phẩm được thực hiện qua các khâu kỹ thuật sau:

2. Chuyển bệnh phẩm

3. Vùi parafin

4. Đúc khối parafin

5. Cắt và dán mảnh cắt

6. Nhuộm thực hiện các bước sau:

– Tẩy Parafin trong 3 bể toluen (hoặc xylen), mỗi bể 5 phút.

– Qua 3 bể cồn: 100º – 90º  – 70º, mỗi bể 5 phút.

– Rửa nước chảy: 5-10 phút.

– Nhuộm nhân bằng Hematoxylin Harris: 3-5 phút hoặc lâu hơn.

– Rửa nước chảy: 5-10 phút.

– Kiểm tra màu của nhân qua kính hiển vi, nếu đậm, tẩy nhẹ bằng Cồn-axit.

– Rửa nước chảy: 1phút.

– Nhuộm Eosin1% : 1 -2 phút.

– Rửa nước chảy: 1 phút.

– Biệt hoá trong 2 bể cồn 95º – 100º, mỗi bể 15 lần nhúng.

– Để khô trong tủ ấm

– Gắn lamen
1.4 Kết quả và bàn luận:

Nhân tế bào xanh đến xanh đen

Bào tương tế bào hồng đến đỏ

Hồng cầu hồng đậm

Sợi tạo keo hồng nhạt.

Bào tương và nhân đều bắt màu nhạt: Thuốc nhuộm cũ, thay thuốc nhuộm mới.

Nhân nhạt màu: Tăng thời gian nhuộm nhân.

Nhân đậm màu quá mức: tẩy nhẹ bằng cồn-axit.
2. Tài liệu tham khảo:

Tài liệu đào tạo Kỹ thuật viên chuyên nghành Giải phẫu bệnh

Tài liệu đào tạo Bác sĩ đa khoa chuyên nghành Giải phẫu bệnh

Tin bài: CN. Nguyễn Thị Minh Hiền
Đăng tin: Phòng CNTT&GDYT